Trong lĩnh vực sản xuất, thương mại, đặc biệt là ngành may mặc thì Merchandise có vai trò rất quan trọng. Họ được xem là cầu nối giữa khách hàng với nhà máy sản xuất. Vậy Merchandise là gì? Cùng johnwcooper.com giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
I. Merchandise là nghề gì?
Merchandise có nghĩa là nhân viên quản lý đơn hàng. Tuy không tham gia vào quá trình sản xuất, nhưng họ là những người điều phối toàn bộ hoạt động sản xuất từ khi bắt đầu cho đến khi thành sản phẩm đến tay khách hàng.
Vị trí này sẽ phụ trách toàn bộ từ khâu liên lạc với đơn vị cung ứng nguyên vật liệu cho đến quá trình vận hành sản xuất với các bộ phận trong xưởng và phụ trách việc bán hàng, quản lý đơn hàng của doanh nghiệp.
II. Merchandise có vai trò như thế nào?
Sau khi hiểu được thuật ngữ Merchandise là gì, chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về vai trò của vị trí này trong sản xuất. Như một người quản lý, Merchandise có vai trò kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp. Quy trình sản xuất hàng hóa bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, vì thế cần có người đứng ra quan sát, điều phối.
Ngoài ra, trọng trách của Merchandise còn là hạn chế những sai sót có thể xảy ra và đưa ra phương án giải quyết phù hợp. Lý do là vì nguyên vật liệu ngành may mặc rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã… nên có thể xảy ra tình trạng nhầm lẫn. Để có thể hoàn thành công đoạn này, quá trình sản xuất cần có bộ phận chuyên trách, giám satys nguyên vật liệu chính xác nhất.
III. Những công việc của Merchandise
Được biết đến là vị trí có nhiều vai trò quan trọng, vậy công việc của Merchandise là gì?
- Tiếp nhận đơn hàng từ khách hàng và thực hiện theo đúng những yêu cầu đó.
- Lên kế hoạch, chiến lược bán hàng để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu hàng hóa cho khách hàng.
- Tiếp thu ý kiến, phản hồi từ khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan để đảm bảo quá trình phân phối hàng hóa được thực hiện theo đúng yêu cầu.
- Kiểm tra, giám sát quy trình làm việc, mức độ đánh giá của khách hàng.
- Phát triển thương hiệu của doanh nghiệp qua những chiến lược kinh doanh cụ thể.
- Quản lý tài chính từ quá trình bán hàng của doanh nghiệp.
IV. Cơ hội làm việc trong ngành Merchandise
Với ngành Merchandise, bạn có thể đảm nhận các công việc như sau:
1. Garment Merchandiser
Vị trí này sẽ thực hiện công việc trao đổi với khách hàng, nhà máy. Bạn cần truyền đạt đến khách hàng những vấn đề mà họ đang gặp phải, đồng thời đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, vị trí Garment Merchandiser còn phải lập kế hoạch lấy mẫu sản phẩm mới, tìm kiếm đơn hàng mới từ nhà sản xuất. Đồng thời, bạn cũng cần cập nhật liên tục tình trạng đơn hàng ở mọi giai đoạn và báo cáo định kỳ.
2. Merchandising Executive – B’s Mart
Với vị trí này, bạn sẽ thực hiện công việc lên danh mục quản trị mua bán hàng hóa và hỗ trợ công tác quản lý. Từ đó sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhằm phát triển doanh số, doanh thu cho doanh nghiệp.
Có thể thấy Merchandising Executive là vị trí lý tưởng để thăng tiến trong công việc. Để làm tốt vị trí này, đòi hỏi bạn phải có khả năng phân tích, tư duy tốt cũng như đưa ra được chiến lược phát triển cho doanh nghiệp.
3. Nhân viên Merchandise
Đây là những người sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý đơn hàng, doanh thu và lượng sản phẩm bán ra thị trường. Từ đó, nhân viên Merchandise sẽ xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng,
Khi đảm nhận vị trí này, bạn cần đảm bảo đầy đủ những tiêu chuẩn về bán hàng, hỗ trợ người quản lý và báo cáo doanh thu hàng tháng.
V. Những tố chất cần có của Merchandise
Những kỹ năng cần có của nghề Merchandise là gì? Bạn cần có trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng tổ chức, tính cẩn thận.
- Làm việc dưới áp lực: Thị trường tiêu dùng luôn thay đổi từng ngày, điều này có nghĩa là thời hạn có thể bị thắt chặt đối với vị trí Merchandise. Đây là công việc đòi hỏi họ phải cố gắng từng ngày.
- Kỹ năng quản lý công việc: đây được xem là kỹ năng cần thiết đối với vị trí Merchandise. Nhờ khả năng quản lý, tổ chức công việc mà họ có thể sắp xếp hàng hóa, chuẩn bị tốt cho quá trình sản xuất.
- Sự kỹ tính: công việc của Merchandise đòi hỏi sự kỹ tính đến từng chi tiết. Họ phải biết được xu hướng của thị trường hiện nay đang là gì, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng như thế nào? Việc dự đoán này giúp nhân viên Merchandise đưa ra các quyết định về chương trình khuyến mãi phù hợp. Tất cả điều này nhằm mang đến trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho mọi khách hàng.
- Kỹ năng giao tiếp: đây là yếu tố cần thiết đối với nhân viên Merchandise. Bởi vì, mỗi ngày họ phải làm việc, giao tiếp với nhiều bộ phận liên đới như của hàng, nhà cung cấp, khách hàng, xưởng may… Do đó, việc truyền đạt thông tin chính xác sẽ giúp họ thực hiện công việc nhanh chóng hơn. Đồng thời, họ cũng phải dành nhiều thời gian để liên lạc với các bên liên quan thông qua email. Vì thế, khả năng viết, giao tiếp tốt sẽ giúp truyền đạt thông tin hiệu quả.
- Tư duy toán học: do phải làm việc với hàng hóa, theo dõi số lượng hàng hóa liên tục nên nhân viên Merchandise cần có tư duy về toán học, khả năng tính toán chính xác. Kỹ năng này sẽ giúp họ cập nhật được sự thay đổi của số lượng hàng hóa dễ dàng.
Với những chia sẻ trên đây hy vọng bạn đã hiểu Merchandise là gì, cũng như tầm quan trọng của vị trí này trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Với nhiều cơ hội thăng tiến cũng như mức lương hấp dẫn, đây là một ngành nghề rất đáng để bạn tham khảo trong tương lai đây.