Cyberbullying là gì? Ảnh hưởng của Cyberbullying như thế nào?

Cyberbullying là gì
Với sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị điện tử, tình trạng Cyberbullying ngày càng gia tăng và để lại nhiều hậu quả nặng nề. Vậy Cyberbullying là gì, mức độ nguy hiểm như thế nào? Cần làm gì để thoát ra khỏi tình trạng Cyberbullying? Cùng johnwcooper.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

I. Cyberbullying nghĩa là gì?

Cyberbullying là tình trạng bắt nạt qua mạng
Cyberbullying được hiểu là bắt nạt qua mạng, là hành vi bạo lực được thực hiện thông qua các thiết bị điện tử, thế giới ảo như máy tính, điện thoại… Người tấn công có thể thực hiện các hành vi bắt nạt qua tin nhắn, các ứng dụng chat, đăng tải hoặc chia sẻ những thông tin tiêu cực để nhắm vào nạn nhân. Những hành vi tiêu cực này gây ra tổn thương tinh thần cho các nạn nhân.
Theo số liệu thống kê, có khoảng 40% trẻ vị thành niên đang hoặc từng là nạn nhân của Cyberbullying. Với những hành vi có mức độ nhẹ, nạn nhân có thể thấy chán nản, buồn bã, lo âu trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, với hành vi đe dọa, lăng mạ, bạn nhân có thể gặp các cảm xúc tiêu cực dẫn đến các vấn đề về tâm lý.
Thuật ngữ Cyberbullying được sử dụng lần đầu tiên vào năm 998 với định nghĩa là hành động đăng tải những thông điệp ác ý về người khác lên mạng xã hội. Hầu hết các hành động bắt nạt này thực hiện dưới hình thức ẩn danh.

II. Một số nguyên nhân dẫn đến Cyberbullying

Trước đây khi internet chưa phát triển, các hành vi bắt nạt thường được thực hiện trực tiếp. Về sau, những hành vi Cyberbullying có dấu hiệu ngày càng tăng bởi những nguyên nhân như sau:

1. Không sợ bị phát hiện

Nếu hành vi bắt nạt trực tiếp tiềm ẩn nguy cơ bị phát hiện cao thì Cyberbullying ít bị phát hiện hơn. Chính vì thế mà những đối tượng bắt nạt thường sử dụng số điện thoại rác, tài khoản ảo để thực hiện hành vi bắt nạt người khác.
Bởi vì không sợ bị phát hiện nên bản thân đối tượng bắt nạt không cảm thấy lo lắng, sợ hãi ngược lại còn gia tăng hành vi của mình. Khi nhận được sự tung hô, họ còn có xu hướng lặp lại hành vi của mình để nạn nhân phải đau khổ.

2. Thể hiện bản thân

Số liệu thống kê cho thấy, hầu hết thủ phạm và nạn nhân của bắt nạt qua mạng đều là người trẻ. Ở lứa tuổi này, những hành vi bắt nạt người khác được cho là cách thể hiện bản thân. Bên cạnh đó, khi thấy người khác tung hô hành vi của mình, bản thân người bắt nạt cũng cảm thấy thỏa mãn, yêu thích những hành vi Cyberbullying.

3. Đạt được mục đích của bản thân

Không chỉ muốn thể hiện bản thân, các hành vi Cyberbullying còn được thực hiện với mục đích làm nhục đối phương do thù ghét cá nhân, đôi khi còn thực hiện với mục đích tống tiền nạn nhân.

III. Những dấu hiệu nhận biết nạn nhân của Cyberbullying

Các nạn nhân của Cyberbullying luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi
Các hành vi bắt nạt thường được lặp đi lặp lại sẽ để lại những cảm xúc tiêu cực cho nạn nhân. Biểu hiện của nạn nhân bị bắt nạt sẽ phụ thuộc vào mức độ của hành vi bắt nạt. Thậm chí một số trường hợp còn bị ảnh hưởng về tâm lý. Vậy những dấu hiệu nhận biết nạn nhân của Cyberbullying là gì?
Tâm trạng luôn khó chịu, tức giận… Với những hành vi đe dọa có mức độ nghiêm trọng, nạn nhân thường có phản ứng chung là sợ hãi, buồn bã. Tuy nhiên cũng có những trường hợp họ hoảng loạn, mất kiểm soát.
Những hành vi đe dọa thường lặp đi lặp lại nên khiến nạn nhân phải đối mặt với cảm xúc tiêu cực trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược.
Một số người còn có sự thay đổi về chế độ sinh hoạt, không còn vui vẻ như trước đây, luôn cảm thấy buồn rầu.
Dành nhiều thời gian cho các nền tảng xã hội để theo dõi hành vi bắt nạt vì lo sợ danh dự của bản thân bị ảnh hưởng, bị bôi nhọ. Tuy nhiên, cũng có nạt nhân vì quá sợ hãi mà từ bỏ mạng xã hội.

IV. Làm gì khi bị Cyberbullying?

Khác với bắt nạt trực tiếp, nạn nhân bị Cyberbullying có thể không chia sẻ với mọi người về vấn đề mà mình gặp phải. hơn nữa, vì không bị tổn thưởng về thể chất nên người xung quanh rất khó phát hiện ra bạn bị đe dọa qua mạng. Việc tự mình đối mặt với tình trạng Cyberbullying không phải là cách hay. Vậy biện pháp để vượt qua khi bị Cyberbullying là gì?

1. Thông báo với gia đình

Nếu là nạn nhân của bắt nạt qua mạng, bạn hãy thông báo với gia đình, nhà trường để được chia sẻ. Khi có chỗ dựa về mặt tinh thần, bạn sẽ có đủ sự dũng cảm để đương đầu với những điều khó khăn đó. Không chỉ vậy, bố mẹ, anh chị là những người có kinh nghiệm trong gia đình, họ sẽ đưa ra lời khuyên để bạn có thể vượt qua tình trạng bắt nạt này.
Với những trường hợp đe dọa từ confession của trường hoặc đối tượng bắt nạt là học sinh, sinh viên thì bạn nên trình bày với giáo viên, ban giám hiệu. Lưu ý, trước khi làm đơn thì bạn nên lưu lại những bằng chứng cho thấy đối tượng xấu đang thực hiện hành vi bôi nhọ danh dự của bạn.

2. Chặn tài khoản

Bạn nên thông báo với gia đình hoặc cơ quan chức năng khi là nạn nhận của bạo lực qua mạng
Hiện nay các nền tảng xã hội đều có những quy định riêng để giữ môi trường mạng văn mình. Vì thế, nếu không rõ đối tượng bắt nạt mình, bạn hãy báo cáo bài viết, chặn tài khoản của họ.
Để tránh đối tượng xấu sử dụng hình ảnh, thông tin của mình, bạn nên điều chỉnh lại quyền riêng tư tài khoản.

3. Trình báo với cơ quan chức năng

Trong trường hợp hành vi đe dọa có mức độ nghiêm trọng, bạn nên báo với cơ quan chức năng. Khi làm đơn trình báo, bạn cần phải cung cấp đủ bằng chứng về thông tin tài khoản của đối tượng xấu để cơ quan chức năng tìm kiếm được vị trí, thông tin của đối tượng đó.
Trình báo với cơ quan chức năng chính là cách bảo vệ mình và ngăn chặn các hành vi này xảy ra với người khác.
Nhìn chung, hành vi Cyberbullying gây ra nhiều ảnh hưởng về mặt tâm lý, tinh thần với người bị bắt nạt. Vì thế, khi tham gia các nền tảng xã hội bạn hãy trang bị cho mình đầy đủ kỹ năng cần thiết để tránh bị bắt nạt. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây bạn đã hiểu được Cyberbullying là gì, cũng như có thêm nhiều kiến thức hữu ích.